Các phiên bản Xe_tăng_T-62

  • T-62 (Ob'yekt 165): Phiên bản T-62 lần đầu xuất hiện vào năm 1961. Bên cạnh khẩu đồng trục 7,62mm PKT có tầm bắn khoảng 100m, mẫu này có thêm một khẩu 12,7mm DShK với tầm bắn khoảng 1500m. Mẫu này cũng có hệ thống tự ổn định nòng súng giúp tăng độ chính xác khi tác xạ trong hành tiến.
  • T-62K (Ob'yekt 166K): xe chỉ huy với hệ thống định vị và quan sát cao cấp, được trang bị năm 1964. Trên xe lắp bổ sung tổ hợp dẫn đường TNA-2, đài vô tuyến bước sóng ngắn R-112 và máy nạp điện AB-1 để cung cấp năng lượng (điện) cho các thiết bị tiêu thụ khi hoạt động lâu dài tại chỗ. Khi đó, cơ số đạn giảm xuống còn 36 phát bắn và 1.750 đạn súng máy, thay đổi sự bố trí phụ tùng.
  • T-62 Obr.1972: Phiên bản ra đời năm 1972, có giáp trước tháp pháo dày hơn và một số cải tiến về hệ thống điều khiển hỏa lực.
  • T-62M: Phiên bản hiện đại hóa năm 1983, có thêm giáp yếm, hệ thống điều khiển hỏa lực Volna và khả năng băn tên lửa chống tăng. Các hạng mục nâng cấp xe tăng T-62M so với các thế hệ trước bao gồm việc tích hợp tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường laser Sheksna (NATO gọi là AT-12 Swinger), giáp yếm BDD quanh tháp pháo, động cơ V-55U 620 mã lực và hệ thống liên lạc R-173. Pháo chính được bọc vỏ bảo vệ cách nhiệt, nâng cấp hệ thống ngắm bắn với hệ thống điều khiển hỏa lực Volna gồm thiết bị đo xa laser KTD-2 lắp trên thân pháo chính; bổ sung máy tính đường đạn BV-62; hệ thống ổn định hai trục Meteor-M1, kính ngắm cho pháo thủ TShSM-41U
    • T-62M1: có hệ thồng điều khiển bắn FCS nhưng không có khả năng bắn tên lửa chống tăng ATGM.
    • T-62M-1: Phiên bản T-62M với động cơ V-46-5M của T-72.
    • T-62MK: xe chỉ huy của T-62M. Trên xe tăng lắp khí tài dẫn đường TNA-2, đài vô tuyến bước sóng ngắn và thiết bị nạp điện AB-1 để cung cấp điện cho các thiết bị tiêu thụ khi hoạt động lâu dài tại chỗ. Khi đó, cơ số đạn pháo và súng máy bị giảm.
    • T-62MV: trang bị gạch ERA Kontakt-1 thế hệ 1 ở giáp trước, vỏ bảo vệ cách nhiệt cho pháo, bổ sung giáp đáy và lắp các diềm chắn hai bên thành xe dày 10mm.
  • T-62D: được tiếp nhận vào biên chế năm 1983. Bổ sung giáp bọc thép cho thân, tháp pháo, đáy và lắp diềm chắn cao su, đồng thời lắp tổ hợp phòng thủ chủ động “Drozd”.
  • T-62D-1: loại T-62D được trang bị động cơ V-46-5M của T-72.
  • T-62 loại được trang bị súng phun lửa ở tháp pháo.
  • T-62 Ch’onma-Ho: mẫu cải tiến T-62 được sản xuất tại CHDCND Triều Tiên, xuất hiện lần đầu năm 1970.
  • Tiran: dòng xe tăng của Israel, chế tạo và cải biên dựa theo mẫu các xe tăng T-62 bắt được của Ai CậpSyria. Israel đã thay thế rất nhiều phụ tùng của Liên Xô bằng các linh kiện của phương Tây, như thiết bị đo xa laser và nhìn đêm hồng ngoại, giáp phản ứng nổ Blazer, hệ thống nhiên liệu và động cơ của hãng General Motors.
  • T-62 của Mĩ: được mua dùng để huấn luyện. Có thay thế nhiều phụ tùng của Liên Xô bằng các loại của Mỹ, thí dụ động cơ.